-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Xu thế mới trong cuộc chơi đồ hiệu: “hàng hiệu cũ”
01/04/2023
NGUYỄN THÙY CHI
Nếu như tầm chục năm trước đây, nhắc đến hàng hiệu thì chỉ có đồ mới, có phiên bản mới thì những sản phẩm cũ chắc chắn sẽ lỗi mốt. Thì giờ đây, hàng hiệu cũ lại là một lựa chọn hợp lý thạm chí còn là một cuộc chơi thông minh của giới sành sỏi.
Hàng hiệu cũ với người này nhưng lại là thứ được săn đón của người khác.
Thực tế trong xã hội hiện nay, không khó khi thấy có những người cứ 1-2 tháng lại đổi xe, đổi túi, đổi phụ kiện đồ hiệu từ vài chục đến vài trăm cho đến tiền tỷ. Khi hỏi ra thì mới vỡ lẽ, những món hàng hiệu ấy lại được mua lại, được trao đổi qua tay.
Những cửa hàng bán hàng hiệu cũng lần lượt xuất hiện tại nhiều thành phố lớn trên thế giới. Có thể kể đến những công ty tạo được nhiều tiếng tăm như Collector Square (Pháp), Milan Station (Trung Quốc). Theo một thống kê cho thấy, việc mua sắm hàng hiệu cũ lên đến giá trị 28 tỷ USD vào năm 2020, tăng 64% so với năm trước đó.
Sử dụng đồ hiệu cũ cũng là một cách để bảo vệ môi trường
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, thói quen tiêu dùng đã thay đổi rất nhiều. Năm 2020, lần đầu tiên ngành thời trang sụt giảm doanh thu 10% còn thị trường đồ cũ lại được đánh giá sẽ tăng trưởng gấp 2 lần trong vòng 5 năm tới.
Nếu như “thời trang nhanh” giúp đẩy doanh thu cho các hãng thời trang nổi tiếng thì việc mua đồ cũ đặc biệt là những món hàng hiệu cũ lại hướng khách hàng tìm đến những trào lưu cũ, những phong cách thời trang từ quá khứ và sử dụng lại chúng theo một phong cách mới hơn.
Không đào thải những món đồ đã cũ chính là một cách bảo vệ môi trường vì khi đồ cũ vẫn được sử dụng thì ta không cần phải nghĩ cách xử lý rác thải từ thời trang nữa.
Các ông lớn trong ngành thời trang cũng đang bắt đầu quan tâm đến thời trang bán lại.
Báo cáo của Business of Fashion xuất bản vào tháng 9 năm 2022 cho thấy Alexander McQueen và Gucci được cho là đang lấn sân sang lĩnh vực mua bán hàng hiệu cũ.
Trước đó, Balenciaga đã thực hiện chiến dịch bán lại nội bộ của riêng mình. Việc tham gia vào đường đua mua bán hàng hiệu cũ sẽ mang đến cho các thương hiệu nhiều cái nhìn tích cực từ người tiêu dùng. Khách hàng sẽ xem đó là một thương hiệu bền vững, có trách nhiệm, có đóng góp cho nền kinh tế tuần hoàn và bảo vệ môi trường.
Xu hướng mua đồ hiệu cũ đã và đang trở thành trào lưu ở Việt Nam
Trong chi tiêu, giá cả và chất lượng luôn là hai tiêu chí xong hành với nhau ảnh hưởng đến việc mua sắm của từng người. Tức là, vẫn là món đồ đó, người mua có được hàng hóa hay dịch vụ tốt nhất - hay trong kinh tế học gọi là độ hữu dụng cao nhất. Đặc biệt với những người trẻ tuổi, vì muốn cả hai tiêu chí đồ hiệu và giá tốt thì có xu hướng dùng đồ hiệu cũ để đáp ứng được tất cả tiêu chí của bản thân.
Ở những quốc gia có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, xu thế dùng đồ hiệu cũ đang tăng rất nhanh. Việc này cũng được khuyến khích vì giảm thiểu ô nhiễm môi trường và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.
Trên đây là toàn bộ nội dung về việc mua bán hàng hiệu cũ. Đội ngũ Authonly Luxury hy vọng rằng những thông tin trên hữu ích trong quá trình tìm kiếm thông tin hàng hiệu như ý. Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc về dịch vụ Mua bán, Thanh lý - Ký gửi, Kiểm định & Chăm sóc hàng hiệu. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn chi tiết nhé!"
Thông tin liên hệ:
Cơ sở 1: 73B Lý Nam Đế, P.Cửa Đông, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hotline: 098.235.6789
Cơ sở 2: 116 Nguyễn Cư Trinh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
Hotline: 098.202.191
Website: authonly.vn
Fanpage: facebook.com/Authonlyluxury